Menu

Nguyễn Thành Trung 17/06/2021 245 Views

Bức tượng Phật lớn thứ 2 thế giới đột nhiên xuất hiện sau 700 năm

5/5 - (1 bình chọn)

Bức đại tượng Phật này được coi là một bảo vật của Trung Quốc nhưng đã có một lịch sử kỳ bí khiến các chuyên gia phải “vò đầu bứt tai”.

tuong-phat

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đã phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Văn hóa Phật giáo đã để lại nhiều công trình kiến trúc, kinh sách, hiện vật cổ kính có giá trị rất lớn. Có những di sản của Phật giáo được coi là quốc bảo ở Trung Quốc.

Trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm, để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, người dân thường quyên góp tiền để xây những bức tượng Phật lớn.

Vào thời Bắc Tề (khoảng thế kỷ thứ 6), một bức tượng Phật cực lớn đã ra đời, nhưng nó đã biến mất trong 700 năm.

Mông Sơn Đại Phật nằm ở phía tây bắc Mông Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, được các thợ thủ công chạm khắc trên vách đá. Theo ghi chép, bức tượng Phật này được xây dựng vào năm Thiên Bảo thứ hai trong triều đại Bắc Tề, được xây dựng bằng kinh phí của Hoàng đế Ôn Viễn, trên một ngọn núi phía sau chùa Khai Hoa.

Trong triều đại nhà Tùy, chùa Khai Hoa bảo trì và sửa chữa tượng Phật. Tuy nhiên, sau đó tượng Phật khổng lồ này lại trải qua nhiều giai đoạn sóng gió. Trong sáu năm trị vì, Đường Vũ Tông đã đàn áp Phật giáo, Mông Sơn Đại Phật cũng bị ảnh hưởng, ngôi chùa bị phá hủy, và tượng Phật khổng lồ cũng chìm vào quên lãng.

Mông Sơn Đại Phật sau khi đã được phát hiện và trùng tu

Mông Sơn Đại Phật sau khi đã được phát hiện và trùng tu

Cho đến năm 945, Lưu Tri Viễn, hoàng đế của triều đại Hậu Hán (chỉ làm vua 10 tháng) đã trùng tu các tượng Phật.

Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa bị thiêu rụi, từ đây dấu vết của Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách, mọi người đều tin rằng chính trong thời gian này, tượng Phật đã bị phá hủy.

Vào năm 1385 sau Công Nguyên, nhà Minh cho xây dựng lại chùa Khai Hoa, nhưng Mông Sơn Đại Phật không được quan tâm đến.

Qua hơn 700 năm, mãi cho đến năm 1983, một nhân viên thành phố tham gia cuộc điều tra dân số đã phát hiện ra rằng có một địa danh đặc biệt trong địa phương, ông cảm thấy rất kỳ lạ. Trong quá trình điều tra thực địa, ông nhận thấy rằng nó có hình dạng của một vị Phật, đầu và dưới ngực bị chôn vùi trong đất và đá.

Sau khi được phát hiện, chính quyền địa phương đã đưa Mông Sơn Đại Phật vào dự án bảo vệ văn hóa để sửa chữa và tạo hình đầu của Đức Phật năm 2006. Đến năm 2008, tượng Phật được tạo hình lại.

Sau 700 năm, tượng Mông Sơn Đại Phật cuối cùng đã xuất hiện trở lại. Tượng có chiều sâu 17,5 mét và chiều rộng 25 mét, toàn thân cao 66m, là bức tượng Phật tạc bằng đá có quy mô lớn sớm nhất thế giới.

Theo lẽ thường, Mông Sơn Đại Phật vẫn có thể được bảo tồn nguyên dạng cho đến ngày nay, vậy 700 trước nó đã trải qua những gì? Có phải vì động đất hay không? Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, điều này đã trở thành một bí ẩn chưa được giải đáp.

Theo Pháp luật và bạn đọc

bài viết liên quan

Đức Dalai Lama: “Tôi không thể nói Phật giáo là tôn giáo tốt nhất”

09/07/2024
81 Views

Đức Dalai Lama nổi tiếng về sự thông thái và những bình luận hóm hỉnh của ngài nên không ai ngạc nhiên khi ngài tuyên bố hôm thứ sáu 15-1 rằng,…

Tượng Phật “đổi màu” ẩn mình trong núi sâu

16/06/2021
253 Views

Bức tượng Phật độc đáo này là một tác phẩm của "xứ sở chùa vàng", tuy nhiên không phải ai cũng được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo…

Tượng Phật nằm lớn nhất Ấn Độ được xây dựng ở Bodh Gaya

15/06/2021
237 Views

Bức tượng Phật nằm lớn nhất của Ấn Độ, dài khoảng 30 mét, sẽ được lắp đặt trong khuôn viên của ngôi chùa Buddha International Welfare Mission ở Bodh Gaya,…