Menu

Nguyễn Thành Trung 05/10/2023 36 Views

Hải Phòng: Chùa Hang ( Đồ Sơn) kính mừng đại lễ Vu lan Báo ân Báo hiếu PL. 2567 – DL. 2023

Rate this post

Thực hiện thông bạch số 719/TB-HĐTS ngày 04/08/2023 của Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL. 2567 – DL. 2023 và Thông bạch về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu của thường trực Ban trị sự GHPGVN thành phố Hải Phòng, sáng ngày 20 tháng 8 năm 2023 ( nhằm ngày 05/07 năm Quý Mão), tại chùa Hang, khu I, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng diễn ra Đại lễ kính mừng Vu Lan Báo Ân Báo Hiếu PL. 2567 – DL. 2023.

Tham dự buổi lễ có Đại đức Thích Giác Hiệu – Trưởng BTC đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL. 2567– DL. 2023, đương gia chùa Hang – Đồ Sơn, chư tôn đức Tăng Ni ủy viên BTS GHPGVN Tp. Hải Phòng, chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN quận Đồ Sơn, chư tôn đức Tăng ni trong và ngoài thành phố Hải Phòng, cùng đông đảo bà con phật tử, du khách thập phương, khách du lịch và nhân dân địa phương.

Đại đức Thích Giác Hiệu phát biểu khai mạc đại lễ

Về phía quan khách mời chính quyền có ông: Phạm Văn Khánh – Trường phòng An ninh Nội địa, Công an thành phố Hải Phòng, các ông bà đại diện Ban Tôn giáo thành phố; Bà: Bùi Thị Hồng Vân – Bí thư Quận ủy quận Đồ Sơn; ông: Phạm Hoàng Tuấn – Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, ông: Hoàng Anh Tuấn  – Quận Ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy phường Hải Sơn, các ông bà lãnh đạo đại diện cho các cấp ủy, Đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, cùng các ban ngành đoàn thể trong quận và phường sở tại.

Mở đầu buổi lễ là các ca khúc với ngôn từ mộc mạc, xúc động ca ngợi công sinh dưỡng của cha mẹ do ca nhạc sỹ Phật tử Sỹ Luân và Quách Beem đến từ thành phố Hồ Chí Minh thể hiện.

Toàn cảnh đại lễ

Tiếp đó, thay mặt cho Ban tổ chức đại lễ, Đại đức Thích Giác Hiệu – Trưởng Ban tổ chức, đương gia chùa Hang – Đồ Sơn đã lên phát biểu khai mạc Đại lễ Vu lan báo ân, báo hiếu tại chùa Hang PL. 2567 – DL.2023. Theo đó, Vu Lan Báo Hiếu là một lễ hội văn hóa tâm linh trong Phật giáo, lễ hội này đã có mặt từ rất lâu đời và nó được gắn liền với truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của Dân tộc ta. Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu còn được coi là lễ hội của tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng, đồng thời cũng chính là lễ hội của lòng tri ân, báo ân của mỗi người con đối với công ơn của hai đấng sinh thành.

Các em thanh thiếu niên Phật tử chùa Hang dâng hoa cúng dàng

Tại buổi lễ, các em thanh thiếu niên Phật tử chùa Hang thay mặt cho hàng ngàn Phật tử có mặt tại buổi lễ đã tổ chức lễ dâng hoa, dâng phẩm vật cúng dàng lên chư tôn đức Tăng Ni hiện tiền nhân mùa Vu lan Báo hiếu, hồi hướng công đức lành đó cho ông bà cha mẹ hiện tiền, cũng như ông bà cha mẹ đã quá vãng. Cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ hiện tiền được phúc thọ tăng long, bồ đề tăng trưởng, sống vui, sống khỏe bên con cháu và ông bà cha mẹ đã quá vãng được vãng sinh về miền Cực Lạc.

Dâng phẩm vật cúng dàng

Một nghi thức rất quan trọng, không thể thiếu được trong mỗi buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu. Đó là nghi lễ “ Bông Hồng Cài Áo”. Đây cũng là chính là linh hồn của buổi lễ, là thời khắc xúc động và ý nghĩa nhất trong đại lễ vu lan. Nghi thức này do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào những năm của thập niên 1960: “Nếu ai còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu đỏ thắm trên ngực áo, và tự hào được còn mẹ. Còn nếu ai mất mẹ, sẽ ngậm ngùi cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù Người đã khuất. Người được hoa hồng màu đỏ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai  cha mẹ khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”. (Tản văn “Bông hồng cài áo” – Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh). Nhưng dù là cài trên ngực mình bông hồng màu nào đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí, trong trái tim của mỗi chúng ta.

Nghi lễ ” Bông Hồng Cài Áo” trong Đại lễ Vu lan Báo hiếu

Để bày tỏ lòng tri ân đối với cha mẹ nhân mùa Vu lan Báo hiếu, Ban tổ chức đại lễ đã tổ chức lễ “ Rửa chân tri ân cha mẹ”. Trước sự chứng minh của chư tôn đức Tăng Ni và sự tham dự của đông đảo quý Phật tử, du khách thập phương, các con đã nắm tay cha mẹ,  đưa cha mẹ lên trên sân khấu rửa chân, rửa tay cho cha mẹ trong niềm xúc động nghẹn ngào, những tiếng nấc, những giọt nước mắt đầy lòng biết ơn, những cái ôm thật chặt  minh chứng cho tình yêu thương vô bờ bến của con cái đối với cha mẹ, và đây có lẽ cũng là lần đầu tiên các ông bố, bà mẹ được tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc trọn vẹn từ con cái.

Lễ rửa chân tri ân cha mẹ

Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức Tăng Ni đã cùng quý Phật tử đã làm lễ niêm hương, bạch Phật, chú nguyện và tụng kinh Vu Lan Báo hiếu để đại chúng hiểu hơn về ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, đồng thời cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, chúng sinh an lạc, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được phúc thọ tăng long, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, các anh hùng, liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn được sinh về cảnh giới an lành.

Chụp hình lưu niệm

Buổi lễ đã kết thúc trong niềm hoan hỷ, đầy xúc động trước sự chứng minh của chư tôn thiền đức tăng ni và sự tham dự đông đảo của quý phật tử, du khách thập phương, nhân dân địa phương.

Sau đây là những hình ảnh ghi nhận:

Tin & Hình ảnh: Thành Trung

bài viết liên quan

Hải Phòng: Lễ An vị long cốt ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Phúc Sen ( Chùa Bòng)

16/06/2024
72 Views

Sáng nay 16/06/2024 ( nhằm ngày 11/05 năm Giáp Thìn) tại Làng văn hóa thôn Lãng Niên, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã long trọng…

Hải Phòng: Lễ khánh thành cổng Tam quan và đúc đại hồng chung tại chùa Lý Nhân

28/12/2023
91 Views

Sáng ngày 24/12/2023 ( nhằm ngày 12/11 năm Quý Mão), tại thôn Chính Lý, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra Đại…

Hải Phòng: Hơn 5.000 người về chùa An Hồng tham dự khóa cộng tu sau khi chư tăng kết thúc an cư kiết hạ PL. 2567

09/10/2023
85 Views

Trong 2 ngày 15/08 và 16/08 năm Quý Mão ( nhằm ngày 29 và 30/09/2023), tại chùa An Hồng ( xã An Hồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng)…