Menu

Nguyễn Thành Trung 09/07/2019 152 Views

Hải Phòng: Lễ tưởng niệm, tọa đàm Khoa học cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải

Rate this post

Sáng ngày 6/7/2019 ( nhằm ngày 4/6/Kỷ Hợi), tại chùa Long Hoa thuộc Khu di tích Núi Voi, xã Trường Thành, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã diễn Đại lễ Tọa đàm Khoa học “ Sa môn Thích Trí Hải” Bậc danh tăng lớn của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nhân kỷ niệm 40 năm cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải viên tịch ( 1906 – 1979).

Quang lâm chứng minh tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm – Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Duyên – Phó pháp chủ HĐCM TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Dũng – Thư ký kiêm Phó pháp chủ HĐCM TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Dục – Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Hòa thượng Thích Gia Quang – Đồng phó chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN; TT. Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, cùng chư tôn đức Hòa thượng, thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Về phía khách mời TƯ có sự hiện diện của ông: Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vu Phật giáo Ban tôn giáo Chính Phủ. Về phía lãnh đạo thành phố Hải Phòng có sự hiện diện của ông: Nguyễn Xuân Bình – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng; ông: Nguyễn Đình Then – Chủ tịch UB MTTQ  thành phố Hải Phòng; ông: Đỗ Tràng Thành – Phó chủ tịch UB MTTQVN thành phố Hải Phòng; GS TSKH  Vũ Minh Giang, GS Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng…, cùng đông đảo các Giáo sư tiến sỹ, các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử văn hóa Phật giáo và Phật tử trong và ngoài thành phố về tham dự.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, thay mặt cho HĐTS TƯ GHPGVN, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN đã lên cung tuyên tiểu sử cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải:

Hòa thượng Thích Trí Hải, pháp danh Thanh Thao, thuộc Sơn môn Tế Xuyên, thế danh Đoàn Thanh Tảo, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1906 tại làng Quần Phương Trung, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ngài xuất gia năm 17 tuổi tại chùa Mai Xá, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 19 tuổi, Ngài được thụ giới Sa Di. Năm 1929, Ngài thành lập tổ chức mang tên Lục Hòa Tịnh Lữ giữa chư Tăng trong tỉnh Hà Nam, sau đó mở rộng ra các tỉnh thành lân cận. Năm 20 tuổi Ngài được thụ giới Tỷ Khiêu.

Năm 1930, khi Ngài 25 tuổi Hòa thượng nhận làm trụ trì chùa Phú Đa, xã Yên Lập, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà. Và một năm sau đó, Ngài lại trở về trông coi chùa Mai Xá sau khi sư phụ bổn sư viên tịch.

Năm 1932, khi Ngài 27 tuổi, Ngài cùng Thượng tọa Thái Hòa và một số tăng sỹ khác thành lập Phật Học Tùng Thư. Mục đích của Phật học Tùng thư là truyền bá lời dạy của Đức Phật thông qua việc in kinh sách ấn tống tặng cho Phật tử.

Năm 29 tuổi (1934), tháng 3 năm 1934, Hòa thượng nhận chùa Quán Sứ và làm trụ trì chùa. Tự nhận thấy có trách nhiệm với Phật pháp đương thời, cần phải chấn hưng và phát triển sâu rộng Phật giáo ở miền Bắc, Ngài cùng một số Tăng Ni Phật tử có uy tín, đạo tâm được toàn thể Phật tử mời đứng ra tiếp nhận và tổ chức chùa Quán Sứ – Hà Nội làm Trụ sở Trung ương, và chính thức thành lập Hội Bắc kỳ Phật giáo làm cơ sở pháp lý cho việc phục vụ chánh pháp.

HT. Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão HT. Thích Trí Hải

Tháng 12 năm 1935 ra mắt tuần Báo Đuốc Tuệ do Tổ Bằng Sở làm chủ bút. Tháng 7 năm 1936, thành lập Nhà in Đuốc Tuệ.

Tháng 1 năm 1936, Ngài cùng các vị trong Ban quản trị Hội Phật giáo Bắc Kỳ tổ chức lễ suy tôn Tổ Đình Vĩnh Nghiêm lên ngôi vị Thiến Gia Pháp Chủ

Năm 1937, Ngài được cử sang Trung Quốc du học cùng với Thượng tọa Thích Mật Thể nhưng vì bên đó xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản nên không thể tiếp tục tu học được, sau 11 tháng, Hòa thượng phải trở về Việt Nam.

Đầu năm 1938, Ngài về tới Hà Nội, thấy việc xây dựng chùa Quán Sứ không tiến triển, Ngài đề nghị Hội củng cố lại Ban Hưng Công, tới tháng 5 năm 1942, chùa Hội quán TƯ đã được hoàn thành về cơ bản.

Năm 1941 – 1942, nhằm phát triển công tác giáo dục và từ thiện xã hội, Ngài ủy thác cho cư sĩ Thiều Chửu lập trường học Phổ Quang và nghĩa trang Tế Độ. Cả hai cơ sở này đều tọa lạc ở ngoại ô Hà Nội. Một trường Ni học cũng được khai giảng tại chùa Bồ Đề, bên cạnh trường Tăng học. Sĩ số Tăng Ni sinh ngày một đông phải di chuyển đến các Phật học trường khác như: chùa Cao Phong ở Phúc Yên do Tổ Tuệ Tạng hướng dẫn; chùa Côn Sơn ở Hải Dương do Hòa thượng Tố Liên giảng dạy; chùa Hương Hải ở Hải Dương do Hòa thượng Thái Hòa đào luyện…

Hòa thượng Thích Quảng Tùng phát biểu

Năm 1943, Ngài phác thảo một chương trình kiến thiết một Đại Tùng Lâm rộng 20 mẫu tây ở ga Thường Tín – Hà Đông, với quy mô rộng lớn trong đó có ngôi chùa, nhà Pháp Bảo, nhà Tổ, nhà Tăng trang nghiêm, tiện nghi, tiêu biểu cho một cơ sở hoằng dương chánh pháp. Ngoài ra còn có những cơ sở giáo dục như trường Tiểu, Trung và Đại học, bệnh viện, siêu thị, nhà dưỡng lão v.v… nhằm phát huy văn hóa dân tộc. Và nơi thánh tích Phật giáo, Ngài cũng có kế hoạch trùng tu khu danh lam Trúc Lâm Yên Tử. Các công việc đang tiến hành thì phải đình chỉ vì năm 1945 – 1946, một nạn đói khắp miền Bắc. Thể hiện lòng từ bi, Ngài cùng Hòa thượng Tố Liên và Cư sĩ Thiều Chửu thành lập Tổng Hội Cứu Tế đặt tại chùa Quán Sứ – Hà Nội để giúp đỡ những người đói khổ, dựng lên một cô nhi viện nuôi hơn 200 trẻ thất lạc, bơ vơ. Cuối năm 1946, chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ, các Phật sự phải đình chỉ và số phận các cô nhi bấp bênh. Ngài phải đưa một số em về chùa Mai Xá và dạy nghề thủ công để tự túc. Còn các em khác thì theo cụ Thiều Chửu lên Phúc Yên sinh sống.

Năm 1950, Ngài thỉnh được Đại Tạng kinh từ Nhật Bản để bổ sung vào Thư viện Phật giáo tại chùa Quán Sứ làm tư liệu nghiên cứu dịch thuật cho chư Tăng Ni miền Bắc.

Năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập. Sáu tập đoàn Phật giáo suy tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ và Ngài làm đệ nhất Phó Hội chủ. Đến năm 1952, Giáo hội Tăng già toàn quốc được thành lập tại chùa Quán Sứ Hà Nội nhằm thống nhất Phật giáo toàn quốc. Đại hội đã suy cử Tổ Tuệ Tạng lên ngôi Thượng thủ và bầu Ngài làm Trị sự trưởng.

Ông: Nguyễn Xuân Bình – Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hải Phòng phát biểu

Năm 1953, với mục đích tiếp tục đào tạo Tăng tài và trao đổi văn hóa với các nước trong tổ chức Phật giáo thế giới. Ngài cùng quý Hòa thượng khác, dưới danh nghĩa Tổng hội và Giáo hội đề cử một số chư Tăng sang du học ở Nhật Bản, Tích Lan và Ấn Độ. Và cũng trong năm này, Ngài đứng ra xây trường Trung – Tiểu học Vạn Hạnh trong khuôn viên chùa Hàm Long – Hà Nội, cùng với trường Tiểu học Khuông Việt tại chùa Quán Sứ, cả hai đều giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông.

Năm 1954, vào thời gian đất nước tạm chia đôi, dù gặp bao khó khăn tài chính, bao xúc động tâm lý, Ngài vẫn quyết tâm xây hoàn tất chùa Phật giáo Hải Phòng để tiếp tục Phật sự và ổn định tinh thần Phật tử. Ngài đã ở lại miền Bắc để hướng dẫn Tăng Ni Phật tử cho tới ngày thống nhất đất nước.

Năm 1958, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ra đời tại miền Bắc. Ngài cũng hòa mình tham dự nhưng không còn giữ chức vụ gì. Nơi chùa Phật Giáo Hải Phòng, Ngài vẫn cố gắng hướng dẫn Phật tử, sáng tác và phiên dịch nhiều tác phẩm, gồm 30 cuốn. Ngài có công đặc biệt là đã phiên dịch và cổ xúy thực hiện việc tụng kinh theo nghi lễ tiếng Việt cho Tăng Ni Phật tử miền Bắc.

Trưởng lão Hòa thượng còn là vị trú trì Tổ đình Bồ Đề trên 30 năm. Tại đây sau nạn thiên tai lụt lội năm 1971, Ngài đã xây dựng lại tất cả và duy trì qua hai cuộc kháng chiến.

Năm 1979, Ngài vào thăm miền Nam, được Tăng Ni Phật tử nghênh tiếp trong đạo tình nồng hậu và kính mến đặc biệt. Khi trở về Bắc được mấy hôm, Ngài lâm bệnh và thị tịch vào này 30 tháng 06 năm 1979 (7/6/ năm Kỷ Mùi) tại chùa Phật Giáo Hải Phòng, trụ thế 74 tuổi, hạ lạp: 54 năm.

Chư tôn đức và đại biểu tưởng niệm 40 năm cố trưởng lão HT. Thích Trí Hải viên tịch

Tại buổi lễ, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, chư tôn đức HĐTS TƯ GHPGVN và toàn thể đại chúng đã cử hành nghi lễ tưởng niệm 40 năm cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải viên tịch – Một bậc cao tăng, thạc đức đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam, cũng như Phật giáo của thành phố cảng Hải Phòng.

Phát biểu tại đại lễ, ông: Nguyễn Xuân Bình – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng đã có bài phát biểu tri ân công đức của cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải và hy vọng chư tôn đức Tăng Ni GHPGVN, chư tôn đức tăng ni GHPGVN thành phố Hải Phòng sẽ noi theo tấm gương sáng của cố trưởng lão Hòa thượng, sống tốt đời, đẹp đạo, thực hiện theo đúng phương châm mà GHPGVN đã đề ra: “ Phật giáo luôn đồng hành cùng Dân tộc”.

Tiếp theo đó, chư tôn đức, các nhà Giáo sư Tiến sỹ, các nhà khoa học, các học giả đã trình bày đại diện hơn 10 bài tham luận trong tổng số gần 40 bài tham luận gửi về cho Ban tổ chức đợt này. Tựu chung lại, các bài tham luận đều nói đến công lao to lớn và tôn vinh cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải trong thời chấn hưng Phật giáo.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

Chư tôn đức Hội đồng chứng minh TƯ GHPGVN quang lâm Đại lễ

Chư tôn đức Ban tổ chức dâng lời tác bạch

Cung nghinh chư tôn đức quang lâm

Niệm Phật cầu gia bị

Phút nhập từ bi quán tưởng niệm cố Trưỡng lão Hòa thượng Thích Trí Hải

Đại biểu về tham dự Đại lễ tưởng niệm và Tọa đàm Sa môn Thích Trí Hải

Chư tôn đức Ni tham dự đại lễ

Chư tôn đức Tăng tham dự đại lễ

HT. Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải

Phật tử về tham dự đại lễ

Đại đức Thích Đức Lợi điều hành lễ tưởng niệm cố Trưởng lão HT Thích Trí Hải

Đông đảo Giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, các học giả về tham dự buổi tọa đàm

Chư tôn đức tưởng niệm cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải

HT. Thích Gia Quang phát biểu tại buổi Tọa đàm ” Sa môn Thích Trí Hải”

HT. Thích Quảng Tùng phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm

Ông: Nguyễn Xuân Bình – Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hải Phòng phát biểu

GS. TSKH Vũ Minh Giang chủ tọa buổi tọa đàm

HT Thích Gia Quang phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm ” Sa Môn Thích Trí Hải”

HT Thích Thanh Nhiễu phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm ” Sa Môn Thích Trí Hải”

Ths Đoàn Minh Ngọc và ĐĐ. Thích Đức Lợi – Thư ký buổi tọa đàm

TT Thích Đức Thiện phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm ” Sa Môn Thích Trí Hải”

Nhị vị Hòa thượng Phó Pháp Chủ GHPGVN

HT Thích Hải Ấn phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm ” Sa Môn Thích Trí Hải”

TS. Bùi Hữu Dược phát biểu tham luận tại buổi tọa đàm ” Sa Môn Thích Trí Hải”

Tiến sỹ Hoàng Văn Kể điều hành buổi tọa đàm

Ông: Đỗ Tràng Thành – Phó chủ tịch MTTQ TP. Hải Phòng phát biểu tham luận

PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo phát biểu

GS Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng phát biểu

Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang tổng kết buổi Tọa đàm

HT. Thích Thanh Giác thay mặt BTC dâng lời cảm tạ

Hồi hướng công đức

Thành Trung

bài viết liên quan

Hải Phòng Đạo tràng Pháp Hoa chùa Nam Hải tổ chức Đại lễ Vu Lan – Báo Hiếu PL. 2568

19/08/2024
20 Views

Chiều ngày 18/08/2024 (nhắm ngày 15 tháng 07 năm Giáp Thìn), hơn 300 Phật tử đạo tràng Pháp Hoa chùa Nam Hải (Thành phố Hải Phòng) long trọng tổ chức…

blog img

Hải Phòng: Thư Mời Tham Dự Đêm hội Hoa đăng mùa Vu Lan – Báo Hiếu PL. 2568 – DL. 2024

01/08/2024
33 Views

Để tỏ lòng tri ân và báo ân đến hai đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên, anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sỹ. Ban Phật giáo Quốc tế…

Chư Tôn đức ban Hoằng Pháp và ban Kinh tế – Tài chính TƯ GHPGVN thăm và cúng dàng tại trường hạ chùa Nam Hải

28/07/2024
25 Views

Sáng nay, ngày 27/07/2024 (nhằm ngày 22/06 năm Giáp Thìn), chư tôn đức ban Hoằng Pháp và ban Kinh tế tài chính TƯ GHPGVN đã tới thăm và tùy hỷ…