Menu

Nguyễn Thành Trung 17/03/2020 474 Views

Phật giáo với phong trào bình đẳng nam nữ hiện nay

Rate this post

Phật giáo đã đem lại một niềm an ủi vô bờ cho những phụ nữ đau khổ, đã mở ra một con đường vinh quang cho những phụ nữ có khả năng giác ngộ. Ngược lại, phụ nữ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ Chánh pháp.

Ngày nay trên khắp thế giới đều dậy lên phong trào canh tân nữ giới. Với khoa học phát triển, với phương pháp truyền thông đại chúng ngày càng nhiều, ngày càng rộng rãi, phụ nữ nhận thức được rằng họ không có điều gì phải thua kém nam giới. Trên mọi lĩnh vực xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… những gì nam giới làm được họ đều có thể xông xáo vào và có khả năng của người phụ nữ còn vượt trội hơn nam nhân.  Phụ nữ không còn bị liệt vào một địa vị thấp kém của xã hội như ngày xưa nhằm thời Phật tại thế (dĩ nhiên đây không phải là tất cả).

Phật giáo đã đem lại một niềm an ủi vô bờ cho những phụ nữ đau khổ, đã mở ra một con đường vinh quang cho những phụ nữ có khả năng giác ngộ. Ngược lại, phụ nữ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ Chánh pháp.

Phật giáo đã đem lại một niềm an ủi vô bờ cho những phụ nữ đau khổ, đã mở ra một con đường vinh quang cho những phụ nữ có khả năng giác ngộ. Ngược lại, phụ nữ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ Chánh pháp.

Nói đến đây, chúng ta mới thực sự thấy đức Phật lịch sử là một nhân vật vĩ đại. Ngài đã làm nên một cuộc cách mạng lớn lao, chẳng những giải phóng cho hàng phụ nữ thoát khỏi sự áp bức của xã hội mà còn tạo điều kiện cho nữ giới vững bước vào đời.

Thế nhưng, không phải ai cũng thấy được những đóng góp lớn lao ấy của Phật giáo đối với phụ nữ nên cũng có một số người chưa hiểu Phật pháp cho rằng giáo lý Phật giáo với thuyết Vô ngã, thuyết nghiệp báo, luân hồi sanh tử… đã làm trì hãm tính năng động của người phụ nữ, và phụ nữ sẽ rất khó thực hiện phong trào đòi quyền bình đẳng với nam giới nếu họ học tập giáo lý Phật giáo.

Tuy nhiên, nếu nói đã vô ngã thì còn gì để giành quyền bình đẳng, để phát động phong trào nam nữ bình quyền, thi hoàn toàn không đúng. Vì sao? Vì chính nhờ triết thuyết vô ngã này hàng nam giới mới nhận thức được rằng không có gì là họ, thuộc về họ để phải lấn lướt đè bẹp người phụ nữ, và phụ nữ cũng hiểu ra không có gì để gọi là thua kém để phải tự ti mặc cảm không phấn đấu vươn lên. Và như thế không có nghĩa là một sự tiêu cực dang xảy ra mà vô hình chung lại hình thành một cộng đồng người sống trong bình đẳng, với đầy lòng từ bi, vô ngã, vị tha.

Phật giáo hoàn toàn không hề tỏ ra tiêu cực đối với việc bình quyền nam nữ mà ngược lại còn ủng hộ phong trào này.

Phật giáo hoàn toàn không hề tỏ ra tiêu cực đối với việc bình quyền nam nữ mà ngược lại còn ủng hộ phong trào này.

Còn nếu nói về thuyết nghiệp báo, luân hồi thì cũng không khác gì ý trên. Mọi người, kể cả nam và nữ, nếu đã tạo nghiệp thì tất nhiên phải lãnh quả báo như nhau. Như vậy không có nghĩa là có thể nói do người nữ nghiệp chướng nặng nề phải chấp nhận những áp bức bất công của xã hội và nam giới là những người hoàn toàn trong sạch để có thể gây nên những nỗi bất bình đến thương tâm ấy, mà đức Phật thuyết giáo lý nghiệp báo luân hồi chỉ vì mục đích giúp cho mọi người hiểu được rằng: hễ gieo nhân nào thì lãnh quả đó, và như vậy sẽ gián tiếp giúp cho mọi người cùng chung sống trong pháp luật, hòa bình, nhân ái.

Phật giáo hoàn toàn không hề tỏ ra tiêu cực đối với việc bình quyền nam nữ mà ngược lại còn ủng hộ phong trào này. Và ngay đây chúng ta có thể nói với cái nhìn thiết thực, với tư duy đúng đắn về người phụ nữ, đạo Phật đã góp phần đưa người phụ nữ lên một địa vị xứng đáng trong xã hội.

Đạo Phật đã góp phần đưa người phụ nữ lên một địa vị xứng đáng trong xã hội.

Đạo Phật đã góp phần đưa người phụ nữ lên một địa vị xứng đáng trong xã hội.

Mục đích tối hậu của Phật giáo là giải thoát, là thực chứng Niết bàn. Chính vì điểm này, một số người không hiểu đã vội vàng cho rằng với giáo lý chỉ liên hệ đến giải thoát không thể vận dụng hữu hiệu vào việc xây dựng và tổ chức một xã hội mới, đặc biệt là sẽ tiêu cực với vấn đề bình quyền nam nữ. Nhưng thực tế sau khi nghiên cứu một cách logic những lời Phật dạy trong hệ thống giáo lý Phật giáo, ta nhận định được rằng giáo lý Phật giáo rất thực tiễn, rất mực quan tâm đến những vấn đề có liên hệ đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người phụ nữ.

Cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, chính đức Phật đã không chấp nhận thực trạng đọa đày của nữ giới, mà giương cao ngọn cờ cách mạng cho người đương thời thấy rõ các điểm tốt đẹp, các điều thiện trong tư thế, nhân phẩm của người phụ nữ, khác xa cái hình ảnh xấu xa và tác hại mà xã hội truyền thống Ấn Độ đã gắn cho người nữ.

Mục đích tối hậu của Phật giáo là giải thoát, là thực chứng Niết bàn. Chính vì điểm này, một số người không hiểu đã vội vàng cho rằng với giáo lý chỉ liên hệ đến giải thoát không thể vận dụng hữu hiệu vào việc xây dựng và tổ chức một xã hội mới, đặc biệt là sẽ tiêu cực với vấn đề bình quyền nam nữ.

Mục đích tối hậu của Phật giáo là giải thoát, là thực chứng Niết bàn. Chính vì điểm này, một số người không hiểu đã vội vàng cho rằng với giáo lý chỉ liên hệ đến giải thoát không thể vận dụng hữu hiệu vào việc xây dựng và tổ chức một xã hội mới, đặc biệt là sẽ tiêu cực với vấn đề bình quyền nam nữ.

Trong đạo Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả mọi người đều cùng sống thanh tịnh trong Pháp và Luật của Phật.  Tất cả, không phân biệt nam nữ, giai cấp hay chủng tộc màu da, đều có thể thành đạt mức độ cao thượng nhất, miễn là theo đúng con đường mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra.

Khách quan mà nói đạo Phật hoàn toàn không làm trì hoãn bước tiến của người phụ nữ xưa cũng như nay, mà ngược lại đã đóng góp rất nhiều cho giới phụ nữ trong cuộc giành quyền bình đẳng nam nữ ngày nay. Người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo thật sự được tôn trọng, được kính nể, được đề cao như một vị Phật tương lai. Và như thế, trước những vấn đề như Tám điều cung kính mà ni giới phải tuân thủ, vấn đề năm trăm năm mạt pháp nếu người nữ xuất gia, và những điều chướng ngại không thể làm nên việc lớn của người phụ nữ… đều không phải là lý do để bác bỏ địa vị người phụ nữ trong xã hội nói chung và trong giáo lý Phật giáo nói riêng.

Trong đạo Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả mọi người đều cùng sống thanh tịnh trong Pháp và Luật của Phật.

Trong đạo Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả mọi người đều cùng sống thanh tịnh trong Pháp và Luật của Phật.

Phật giáo đã đem lại một niềm an ủi vô bờ cho những phụ nữ đau khổ, đã mở ra một con đường vinh quang cho những phụ nữ có khả năng giác ngộ. Ngược lại, phụ nữ cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc duy trì bảo vệ Chánh pháp.

Dưới ánh sáng tâm linh của đức Phật, không có vấn đề kỳ thị mà trái lại, mọi người mọi loài, đều được hiển lộ đúng chỗ của nó và đều quan trọng, đều cần thiết ngang nhau, đều bình đẳng như nhau. Nhưng quan niệm bình đẳng của Phật giáo phải được đặt căn bản trên tài và đức thì sự bình đẳng ấy mới có ý nghĩa thực thụ chứ không phải là chính trị. Nghĩa là phụ nữ phải nỗ lực gột bỏ những thói xấu cố hữu và trau giồi những đức tính, khả năng của họ để tạo nên sự bình đẳng ấy, chứ không phải ngồi một chỗ kêu gào người khác đem đến cho họ, vì khi ấy sự bình đẳng nếu có thì cũng chỉ là lý thuyết.

Đức Phật dạy:

“Tự mình, điều ác làm,

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình, ác không làm

Tự mình làm thanh tịnh

Tịnh, không tịnh, tự mình,

Không ai thanh tịnh ai”

Dưới ánh sáng tâm linh của đức Phật, không có vấn đề kỳ thị mà trái lại, mọi người mọi loài, đều được hiển lộ đúng chỗ của nó và đều quan trọng, đều cần thiết ngang nhau, đều bình đẳng như nhau.

Dưới ánh sáng tâm linh của đức Phật, không có vấn đề kỳ thị mà trái lại, mọi người mọi loài, đều được hiển lộ đúng chỗ của nó và đều quan trọng, đều cần thiết ngang nhau, đều bình đẳng như nhau.

Chỉ có tự chúng ta làm cho chúng ta thanh cao hay hèn hạ, không ai khác có thể nâng cao hay hạ thấp phẩm giá của ta, sự thật hiển nhiên là thế. Trong vấn đề phụ nữ cũng vậy, khi người phụ nữ chấm dứt những tệ đoan của họ, khi họ không tự hạ giá bằng cách biến mình thành một thứ hoa chỉ để trang hoàng cho vui mắt, khi họ không quá chú trọng bề ngoài mà biết thực sự đề cao, theo đuổi những giá trị tinh thần tâm linh, biết sống vì chân lý, thì họ không có lý do gì để tự tôn tự ti, mà sống như một con người chân chánh, đơn thuần là một con người chân chánh, và theo Phật giáo, đấy là địa vị thuận lợi mở ra cho muôn ngàn khả năng đạt đến Tuyệt đối, Niết bàn.

bài viết liên quan

Hải Phòng: Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

05/10/2023
160 Views

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023), chiều ngày 19/8/2023 ( nhằm ngày 04/7/Quý Mão), chư tôn đức Tăng…

Xin gọi đúng tên “Tháng Bảy”

05/10/2023
158 Views

Tục gọi tháng 7 là tháng “Cô hồn” phải chăng muốn nói những người đã khuất đều là “Cô hồn” ư?. Nếu bảo “Cô hồn” là những người vất vưởng…

Hải Phòng: Phật giáo huyện Tiên Lãng tổ chức lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh liệt sĩ

05/10/2023
153 Views

Tối qua ngày 25/07/2023 ( nhằm ngày 08/06 năm Quý Mão), Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN huyện Tiên Lãng, phối hợp cùng Ban trị sự GHPGVN huyện tổ chức…