Menu

Nguyễn Thành Trung 12/07/2021 118 Views

Thế nào là nghiệp bất thiện và nghiệp thiện?

Rate this post

Sống ở đời thật khó mà giữ không tạo Nghiệp. Nếu không tạo Nghiệp thì chúng ta đã không sanh làm Người trong đời này.

Mà cho dù sanh ở đâu? Cõi lành hay cõi dữ, thì đó cũng là cách chúng ta chết đi rồi tái sanh vào một trong các cõi đó để thọ nghiệp. Sanh cõi lành là nhờ chúng ta đã tạo nhiều điều lành. Còn sanh vào đường dữ là do chúng ta đã tạo nhiều nghiệp dữ qua thân, khẩu, ý. Có mười loại Nghiệp dữ hay Nghiệp bất thiện như sau:

– Ba nghiệp bất thiện về Thân:

1) Nghiệp sát sanh: Là giết người, súc vật và ngay cả những côn trùng bé nhỏ. Người nào giết hại một hay nhiều chúng sanh là người đó đã tạo Nghiệp ác.

2) Nghiệp trộm cắp: Là lấy bất cứ vật gì mà chủ nhân không đồng ý. Lường gạt giờ làm việc, làm ít khai nhiều để ăn lương cũng là hành động trộm cắp.

3) Nghiệp tà hạnh: Là thông dâm với người không phải là vợ hay chồng của mình, hãm hại hiếp dâm người khác hay có những hành động bất chánh tà vạy đối với mọi người và ngay cả với chính bản thân mình. Ngoài ra, đánh đập người hay súc vật để thỏa mãn thú tính của mình cũng thuộc về tà hạnh.

Tạo nghiệp thì phải chịu luân hồi tái sanh để thọ nghiệp đã gây.

Tạo nghiệp thì phải chịu luân hồi tái sanh để thọ nghiệp đã gây.

– Bốn nghiệp bất thiện về Khẩu:

1) Nghiệp nói dối: Chủ tâm nói không đúng sự thật gây tai hại, làm mất nhân phẩm hay khiến người khác lâm vào tình trạng hiểm nguy.

2) Nói lời đâm thọc: Với mục đích gây chia rẽ người khác.

3) Nói lời hung dữ: Dùng lời hung dữ, cộc cằn, thô lỗ thóa mạ khiến người khác bị tổn thương.

4) Nói lời vô ích: Dùng lời hoa mỹ để tự tôn vinh mình, hoặc nói chuyện trên trời dưới đất không giúp ích gì cho việc tu tập thoát khổ giác ngộ.

– Ba nghiệp về Ý:

1) Tham (lam): Có tâm muốn chiếm đoạt vật sở hữu của người khác làm của mình.

2) Sân (hận): Tâm giận dữ, thù ghét… cầu mong kẻ thù bị hãm hại, bị thương vong.

3) Si (tà kiến, xử dụng chất say): Xử dụng chất say khiến tâm không còn tỉnh táo dễ gây ra những hành động hại mình hại người tạo Nghiệp ác. Chấp tà kiến không tin Nhân Quả, cho rằng không có Nghiệp nên tự do tạo Nghiệp ác.

Ba nghiệp này chưa phải là hành vi thực hiện qua thân và lời mà chỉ là ý nghĩ xuất hiện trong Tâm. Do đó tham, sân, si được gọi là ba Nghiệp về Ý.

Muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử, đức Phật dạy là phải tu tập làm sạch lậu hoặc tức sạch nghiệp.

Muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử, đức Phật dạy là phải tu tập làm sạch lậu hoặc tức sạch nghiệp.

Trên đây là mười Nghiệp bất thiện. Ngược lại với bất thiện là mười Nghiệp lành. Đó là:

1) Không sát sanh,

2) Không trộm cắp,

3) Không tà hạnh,

4) Không nói dối,

5) Không nói lời đâm thọc,

6) Không nói lời hung dữ,

7) Không nói lời vô ích,

8) Không tham,

9) Không sân,

10) Không Tà kiến (Si).

Chúng ta biết rằng từ vô thủy vô chung đến nay, không một người nào sanh ra đời sống mãi với thời gian. Con người là một hiện hữu nhỏ nhoi và ngắn hạn trong vũ trụ. Tuổi thọ lâu nhất của đời người dài lắm cũng chỉ hơn trăm năm đôi chút. Trong đời sống trầm luân vui buồn đau khổ này, có ai không tạo nghiệp? Tạo nghiệp thì phải chịu luân hồi tái sanh để thọ nghiệp đã gây.

Muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử, đức Phật dạy là phải tu tập làm sạch lậu hoặc tức sạch nghiệp. Mà nghiệp đã gây ra từ nhiều đời nhiều kiếp, đến đời này nghiệp quá sâu dày làm sao xóa được? Theo đạo Phật thì chúng sanh có thể tu tập để sạch nghiệp.

bài viết liên quan

Hải Phòng: Ban Từ thiện – Xã hội thành phố thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân tử vong trong vụ cháy Chung cư mini tại Hà Nội

09/10/2023
39 Views

Chiều nay ngày 17/9/2023 (nhằm ngày 3/8 năm Quý Mão) Ban Từ thiện – xã hội GHPGVN thành phố Hải Phòng do Ni sư Thích Tâm Chính làm trưởng đoàn…

Phật dạy: Hôn nhân sẽ tốt đẹp khi vợ chồng cùng có niềm tin, giữ giới, bố thí, trí tuệ

08/09/2022
57 Views

Tình nghĩa vợ chồng khi đã kết tóc xe duyên thì không chỉ nguyện ước sống mãi bên nhau cho đến đầu bạc răng long mà còn nguyện cùng nhau…

Hàng trăm Tăng Ni trẻ Học viện Phật giáo Hà Nội xin tham gia tuyến đầu chống dịch

09/08/2021
107 Views

Với mong muốn chung tay cùng đội ngũ y tế đang phải căng mình chống dịch, Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã hăng hái…