Menu

Nguyễn Thành Trung 09/11/2020 213 Views

Truyện tranh lấy cảm hứng từ ‘Đường xưa mây trắng’ của thiền sư Thích Nhất Hạnh

5/5 - (1 bình chọn)

Bộ truyện “Hoa sala của Bí” lấy cảm hứng từ sách “Đường xưa mây trắng” của thầy Thích Nhất Hạnh.

Chị Huỳnh Thị Kiều Loan, đại diện nhóm tác giả, cho biết tên bộ truyện dựa theo hình ảnh ở chương cuối tác phẩm, khi Đức Phật nhập niết bàn, quanh ngài là hoa sala nở trắng rừng. Chị nói: “Phật rời xa thế gian nhưng hoa sala nở tượng trưng cho sự sống mới lại bắt đầu. Hoa sala như mầm non phật tính của các em nhỏ không bao giờ mất. Đọc sách thầy, tôi có cơ hội suy ngẫm về đạo lý, lẽ sống và sự an lạc trong đời. Từ đó, tôi và các cộng sự nảy ý tưởng đưa lời Phật dạy khi ngài đi khất thực thành các mẩu truyện có tranh vẽ minh họa, giúp các em dễ tiếp nhận”.

Bìa tập một của bộ “Hoa sala của Bí” – “Học theo trâu già”. Ảnh: BTE.

Bộ truyện dành cho trẻ em từ ba đến năm tuổi, gồm năm tập, có tên lần lượt: Học theo trâu già, Cua cũng biết đau, Lời nói dối vô ý, Trung thực và từ bi, Giúp đỡ em nhỏ. Trong đó, tập một có nội dung dựa vào chương đầu tiên của Đường xưa mây trắng, với câu chuyện về Đại Đức Cát Tường, từ cậu bé chăn trâu nghèo khó, mồ cô cha mẹ, một mình chăm lo các em thơ về sau theo Phật trở thành bậc giác ngộ. Tập hai dựa theo điển tích khi Phật khất thực qua một bờ sông nhìn thấy đám trẻ bắt cua để chơi. Con cua nào thua bị các bé bẻ càng. Đức Phật đã bảo các em ngừng tay và đưa ra bài giảng nhỏ về lòng từ bi, trắc ẩn.

Bìa truyện tranh “Giúp đỡ em nhỏ”, thuộc bộ “Hoa sala của Bí”. Ảnh: BTE.

Tập ba là lời huấn dạy của Đức Phật dành cho con trai nhỏ của ngài – Rahula, được trích trong Kinh Trung Bộ. Điển tích đề cập việc nói dối, dù lời nói dối nhỏ, có thể gây tác hại lớn. Tập bốn là lời nhắc nhở về tính khôn lỏi dẫn đến những toan tính ích kỷ, chỉ biết lợi cho bản thân của một số người. Tập truyện cuối khuyên các bé học cách chia sẻ và bảo vệ những người bạn yếu thế.

Chị Huỳnh Thị Kim Loan – sinh năm 1987, đại diện nhóm tác giả thực hiện bộ truyện tranh “Hoa sala của Bí”. Chị cho biết nhóm tiếp tục thực hiện các phần tiếp theo của bộ sách khi nhân vật Bí lên thành phố sống. Ảnh: Thoại Hà.

Chị Huỳnh Thị Kiều Loan đưa ra ý tưởng làm sách cũng như thực hiện phần lời song ngữ Anh – Việt. Bộ truyện do hai họa sĩ sáng tạo các nhân vật qua hình vẽ theo phong cách chibi. Họa sĩ Huỳnh Lệ Như – tốt nghiệp đại học Mỹ thuật TP HCM loại ưu, chuyên vẽ tay và có hơn 10 năm kinh nghiệm dạy vẽ cho trẻ em. Họa sĩ Võ Quang Huy hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo mỹ thuật. Quang Huy cho biết đam mê vẽ tranh Phật cho trẻ em, dành nhiều thời gian nghiên cứu cách vẽ biểu tượng Phật và Bồ tát trong hình dạng thiếu nhi.

Đường xưa mây trắng là tác phẩm nổi tiếng, gồm 81 chương, về cuộc đời Đức Phật (Bụt), của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu, Huế. Ông là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới, đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh.

Thất Sơn

( Theo Vnexpress.net)

bài viết liên quan

Hải Phòng: Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

05/10/2023
44 Views

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023), chiều ngày 19/8/2023 ( nhằm ngày 04/7/Quý Mão), chư tôn đức Tăng…

Xin gọi đúng tên “Tháng Bảy”

05/10/2023
44 Views

Tục gọi tháng 7 là tháng “Cô hồn” phải chăng muốn nói những người đã khuất đều là “Cô hồn” ư?. Nếu bảo “Cô hồn” là những người vất vưởng…

Hải Phòng: Phật giáo huyện Tiên Lãng tổ chức lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh liệt sĩ

05/10/2023
43 Views

Tối qua ngày 25/07/2023 ( nhằm ngày 08/06 năm Quý Mão), Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN huyện Tiên Lãng, phối hợp cùng Ban trị sự GHPGVN huyện tổ chức…