Menu

Nguyễn Thành Trung 23/06/2021 122 Views

Việc đeo khẩu trang cho tượng Bồ-tát: Đừng đánh mất sự thiêng liêng và trang nghiêm của tôn giáo

5/5 - (1 bình chọn)
Ý kiến của Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM trước việc người ta đeo khẩu trang lên tượng Phật, Bồ-tát và cho rằng để tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Trí Chơn khẳng định:

“Phật giáo là tôn giáo lớn của nhân loại. Hình tượng Đức Phật là biểu tượng tôn kính thiêng liêng, viên mãn trên hai phương diện trí đức và bi đức. Hình tượng chư Bồ-tát là biểu tượng của hạnh nguyện dấn thân, độ đời. Chiêm ngưỡng tôn tượng Phật và chư Bồ-tát là để tiếp xúc với năng lượng từ và bi, đồng thời cũng để thực tập công hạnh của chư vị nhằm chuyển hoá tự thân, cứu độ tha nhân.

Ở phương diện tín ngưỡng, chư vị là đối tượng cầu nguyện, chiêm bái, với tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm, đã vượt thoát khỏi những thế tục tầm thường. Bản thể của chư vị là thanh tịnh, thân vô cấu, tâm vô nhiễm, vượt thoát thế tục tầm thường. Dẫu ở nơi đời vẫn không nhiễm đời (cư trần bất nhiễm). Bồ-tát Quán Thế Âm có hạnh nguyện là “Lắng nghe (Quán) thế gian (Thế) với âm thanh (Âm) đau khổ mà ngay nơi đó thị hiện cứu độ“.

Với bản thể thân vô cấu tâm vô nhiễm, tuyệt nhiên thanh tịnh, nhiễm trần còn chưa vướng thì nói gì đến nhiễm bệnh. Mặt khác, biểu tượng của tinh thần độ đời mà còn… “sợ đời”, phải trang bị thiết bị này, công cụ kia thì sao gọi là cứu khổ độ sinh.

Do vậy, việc áp đặt, suy tưởng tư duy thế gian lên hình tượng thiêng liêng, đại diện cho tôn giáo, xem đó như là thông điệp tuyên truyền cho việc phòng dịch là không phù hợp, làm mất đi sự tôn nghiêm của tôn giáo nói riêng và giá trị văn hoá tâm linh nói chung.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành, thực hiện công tác tuyên truyền những giải pháp về phòng, chống dịch bệnh là thiện ý, nhưng hạ thấp hình ảnh các đấng tôn thờ thiêng liêng xuống vị trí con người, trang bị lên tôn tượng chiếc khẩu trang để gọi là … tránh dịch, chống dịch là điều không nên”.

Ảnh tác giả

” Ở góc độ văn hóa, có thể khẳng định đó là một việc làm phản cảm, thiếu ý thức tôn trọng tôn giáo. Do vậy, việc tuyên truyền cho hành động này cũng cho thấy một sự thiếu chuyên nghiệp và cân nhắc trong quản lý thông tin. Dường như có một sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm ‘lan tỏa thông điệp’ và ‘tuyên truyền thông điệp’. Thượng tọa Thích Trí Chơn

( Theo giacngo.vn)

bài viết liên quan

Hải Phòng: Ban Từ thiện – Xã hội thành phố thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân tử vong trong vụ cháy Chung cư mini tại Hà Nội

09/10/2023
42 Views

Chiều nay ngày 17/9/2023 (nhằm ngày 3/8 năm Quý Mão) Ban Từ thiện – xã hội GHPGVN thành phố Hải Phòng do Ni sư Thích Tâm Chính làm trưởng đoàn…

Phật dạy: Hôn nhân sẽ tốt đẹp khi vợ chồng cùng có niềm tin, giữ giới, bố thí, trí tuệ

08/09/2022
61 Views

Tình nghĩa vợ chồng khi đã kết tóc xe duyên thì không chỉ nguyện ước sống mãi bên nhau cho đến đầu bạc răng long mà còn nguyện cùng nhau…

Hàng trăm Tăng Ni trẻ Học viện Phật giáo Hà Nội xin tham gia tuyến đầu chống dịch

09/08/2021
112 Views

Với mong muốn chung tay cùng đội ngũ y tế đang phải căng mình chống dịch, Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã hăng hái…